“Chúng tôi biến mọi dự án thành một cơ hội” – Giorgi Khmaladze

Kiến trúc sư Giorgi Khmaladze sinh ra ở Tbilisi, Georgia vào năm 1982. Sau khi tốt nghiệp Học viện Nghệ thuật bang Tbilisi năm 2002, anh được nhận vào AA ở London nhưng lúc đó anh không đủ khả năng học ở đó. Anh ở lại Georgia thành lập Courtesy of Khmaladze Architects, làm việc với các dự án riêng của mình, cũng như tham gia các cuộc thi kiến ​​trúc quốc tế khác nhau.

Năm 2010, Khmaladze trở thành người Gruzia đầu tiên được nhận vào Harvard Harvard GSD với học bổng toàn phần, được cung cấp một phần bởi trường đại học và một phần bởi chính phủ Georgia. Anh đã tốt nghiệp Thạc sĩ Kiến trúc năm 2012 và trở lại hành nghề tại Tbilisi. Vào năm 2014, công trình Gas Station / McDonald của anh đột phá ở Batumi giành giải thưởng Tòa nhà của năm 2014 về Kiến trúc thương mại. Các dự án khác của Giorgi có thể kể đến: Georgia National Pavilion tại Triển lãm Thượng Hải 2010 và Nhà máy sản xuất cà phê ở Tbilisi.

Small Office. Hình ảnh: Courtesy of Khmaladze Architects

Vladimir Belogolovsky: Hãy mô tả công việc của bạn như một kiến ​​trúc sư?

Giorgi Khmaladze: Chúng tôi làm việc với các khách hàng ủy quyền cho chúng tôi thiết kế các tòa nhà. Chúng tôi thực sự trở thành đối tác với sứ mệnh cùng đạt được một mục tiêu chung. Chúng tôi đáp ứng yêu cầu của họ bằng cách cố gắng giải quyết các vấn đề khác nhau. Nhưng quan trọng nhất, chúng tôi biến mọi dự án thành một cơ hội, nơi chúng tôi tìm không gian để thử nghiệm và đổi mới. Chúng tôi cố gắng, dẫu sao đi chăng nữa. Tất nhiên, khách hàng của chúng tôi không phải lúc nào cũng biết họ muốn gì, vì vậy các kiến ​​trúc sư thường được yêu cầu hỗ trợ họ chuẩn bị các yêu cầu. Chúng tôi làm việc với họ để giúp họ cởi mở hơn và đôi khi còn khám phá ra mục tiêu và nhu cầu thực sự của mình. Chúng tôi tận dụng những cơ hội đó biến nó thành lợi thế của mình.

VB: Trong một cuộc phỏng vấn của mình, bạn đã nói: “Tại studio của chúng tôi, chúng tôi cố gắng vượt qua ranh giới thiết kế bằng cách thách thức mỗi dự án với các câu hỏi và những trải nghiệm liên tục.”

GK: Một mặt, chúng tôi thử nghiệm càng nhiều càng tốt với thiết kế bằng cách xem xét tính khả thi về khả năng xây dựng và ngân sách. Mặt khác, chúng tôi cũng cố gắng cẩn thận vì khách hàng thường xuyên hỏi ý kiến ​​của chúng tôi về mọi vấn đề. Kể cả việc chọn khu đất phù hợp để phát triển một công trình. Điều này là khá điển hình ở Georgia.

Small Office. Hình ảnh: Courtesy of Khmaladze Architects

VB: Tbilisi được biết đến với bề dày lịch sử đặc trưng của nó, vì vậy thật đáng ngạc nhiên khi thấy rất nhiều tòa nhà hiện đại nằm ngay giữa trung tâm thành phố nơi chúng được định vị ngang bằng với các địa danh cũ nổi bật. Thành phố bây giờ rất năng động và hiện đại vì nó bao gồm các kiến ​​trúc đương đại vô cùng táo bạo. Bạn nghĩ gì về hiện trạng đổi mới kiến ​​trúc ở Georgia? Bạn đánh giá cơ hội cho các kiến ​​trúc sư giống bạn ở đây như thế nào?

GK: Những gì bạn đang mô tả là kết quả của những nỗ lực từ chính phủ của chúng tôi trước để đưa Georgia bước vào thế kỷ 21. Khi thủ tướng Mikheil Saakashvili [2004-2013] lên nắm quyền, đã có sự quan tâm đặc biệt vào việc hiện đại hóa đất nước. Và kiến ​​trúc đóng vai trò rất trung tâm trong quá trình phát triển này. Nhiều kiến ​​trúc sư nước ngoài đã được chính phủ trực tiếp thuê để thiết kế một số tòa nhà công cộng trọng điểm ngay tại trung tâm thành phố. Điều đó rất mới mẻ vào thời điểm đó bởi vì trong cuộc nội chiến vào những năm 1990, không có cơ hội nào cho các kiến ​​trúc sư tại thời điểm đó. 

Sau đó, kiến ​​trúc trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình đổi mới. Sự phát triển này được lãnh đạo bởi chính phủ nhưng theo sau đó là các ngành nghề tư nhân. Vì vậy, nhiều cơ hội đã đến với các kiến ​​trúc sư địa phương, bao gồm cả tôi. Chúng tôi bắt đầu có các cuộc thi và nó đưa mặt bằng chung lên cao hơn. Nó không chỉ là vấn đề của giới chuyên môn. Các kiến trúc mới ở khắp mọi nơi và bạn không thể trốn tránh nó. Chắc chắn, tình hình ở đây vẫn không thực sự lý tưởng. Các quy định không phải lúc nào cũng được xác định rõ ràng, nhưng điều quan trọng nhất là có một sự quan tâm mạnh mẽ đến kiến ​​trúc cả từ phía khách hàng lẫn công chúng.

Gas Station + McDonald’s. Hình ảnh: Courtesy of Khmaladze Architects

VB: Bạn miêu tả các mục tiêu chính trong công việc của mình như thế nào?

GK: Mục tiêu của tôi luôn gắn liền với mục tiêu của khách hàng và các chi tiết cụ thể của từng dự án. Tôi phải đáp ứng tính thực tế trước để khách hàng hài lòng. Tất nhiên, tôi luôn cố gắng thúc đẩy thiết kế để khơi gợi cảm xúc tích cực, tôn vinh thiên nhiên và vượt xa nhu cầu thực dụng cũng là một yêu cầu quan trọng không kém. Và tôi cố gắng tránh những khách hàng không thể nhận thấy giá trị của thiết kế. Tuy nhiên, tôi không áp dụng những định kiến lên khách hàng của mình. Họ bắt đầu cuộc trò chuyện và tôi sẽ luôn trả lời.

VB: Bạn có thể nói về Gas Station / tòa nhà McDonald của bạn ở Batumi không?

GK: Đây là một cơ hội tốt để kết hợp hai công trình rất đặc biệt đòi hỏi một giải pháp sáng tạo. Ý tưởng là tích hợp hai công trình thành một một cách liền mạch nhất. Tuy nhiên, các công trình này khác nhau đến mức chúng cần được tách biệt cả về mặt công năng lẫn hình khối. Khách hàng dự kiến ​​chúng tôi sẽ chiếm toàn bộ khu đất với hai tòa nhà thấp tầng, mỗi tòa nhà tương ứng với một công trình. Nhưng những gì chúng tôi đề xuất là biến hai công trình thành một hình thức vô cùng nhỏ gọn và để lại nhiều không gian nhất có thể để giải trí. Tôi tự hào về kết quả, không phải về hình thức mà sự thực là rất nhiều không gian đã được trả lại cho cộng đồng. Từ nhà hàng, bạn không thể nhìn thấy trạm xăng và từ trạm xăng, bạn cũng không thấy nhà hàng. Chúng hoàn toàn độc lập và chưa hết, còn làm việc cùng nhau như một hình thái đô thị đơn lẻ, liền mạch, một hình thức mang tính biểu tượng. Không phải mọi tòa nhà đều cần phải mang tính biểu tượng, nhưng trong trường hợp này, nó hoạt động thành công cả về công năng lẫn hình thức, nó đã trở thành một biểu tượng mà mọi người nhận thấy và phản hồi rất tích cực.

Courtesy of Khmaladze Architects

VB: Những đơn hoặc cụm từ nào bạn sẽ sử dụng để miêu tả kiến ​​trúc của mình hoặc thể loại kiến ​​trúc mà bạn theo đuổi?

GK: Đơn giản nhưng không sơ sài. Cảm hứng. Chưa xác định. Không xác định. Dựa trên điều tra.

VB: Bạn có thể nói về cách tiếp cận thiết kế của bạn không?

GK: Nó luôn là một quá trình. Chúng tôi dành rất nhiều thời gian cho việc nghiên cứu. Chúng tôi không bao giờ dựa vào các giải pháp có sẵn. Mỗi dự án đều rất đặc biệt. Tôi thường cần một không gian yên tĩnh để bắt đầu phác thảo và sau đó các cộng sự sẽ tham gia cùng tôi. Tôi xác định  định hướng và concept. Tôi bắt đầu các cuộc thảo luận mà cuối cùng dẫn đến kết quả khó dự đoán ngay từ đầu. Để chắc chắn mọi thứ đã được xem xét và đưa ra quyết định tốt nhất có thể, một số khách hàng đưa ra ý tưởng riêng của họ và chúng tôi thường dành thời gian hợp lý để phát triển các tùy chọn để so sánh. Nhưng vào cuối ngày, chúng tôi chỉ thực hiện các giải pháp có thể chấp nhận được. Chúng tôi không bao giờ dừng lại cho đến khi đạt được mục tiêu. Theo nghĩa đó, kiến ​​trúc của tôi được dẫn dắt bởi niềm tin và ý tưởng. Bạn không thể làm nên điều gì đặc biệt nếu bạn chỉ đơn giản là làm theo kế hoạch của khách hàng. Bạn phải vượt xa những gì bạn được yêu cầu.

Corner Pines. Hình ảnh: Nakanimamasakhlisi Photo Lab

VB: Vậy, bạn theo đuổi loại hình kiến ​​trúc nào?

GK: Tôi nghĩ rằng kiến ​​trúc tuyệt vời là sự cân bằng khéo léo giữa trí tưởng tượng, nhu cầu riêng tư lẫn công cộng và các nguồn lực sẵn có. Sự cân bằng này phụ thuộc vào tỷ lệ chính xác của mỗi yêu cầu thay đổi theo từng dự án. Trong mọi dự án, chúng tôi cố gắng xác định và tìm kiếm tỷ lệ này, chúng tôi muốn trở nên táo bạo và dũng cảm. Trong một thời gian dài, chúng tôi không có sự ổn định và nguồn lực kinh tế để nghĩ về kiến ​​trúc đương đại ở đây, nhưng bây giờ thời gian của chúng tôi đã đến. Tôi muốn sử dụng mọi dự án của chúng tôi như một cơ hội để tạo ra một cái gì đó chưa biết và thúc đẩy kiến ​​trúc về phía trước.

VB: Khi tôi nhìn vào công việc của bạn, tôi không thể kết nối nó với Georgia. Những gì tôi thấy là các kiến ​​trúc đương đại hoàn toàn có thể được thực hiện ở những nơi khác. Bạn có quan tâm đến bản sắc địa phương trong các thiết kế của mình không?

GK: Phản ánh các truyền thống bản địa không phải là một phần quan trọng trong mục tiêu của chúng tôi nói chung, nếu chúng ta đang nói về các dự án của chúng tôi. Tuy nhiên, nó không phải là một cái gì đó được xác định trước. Chúng tôi hiện đang làm việc với dự án ở một trung tâm lịch sử, có mối quan hệ rõ ràng với quy hoạch và đặc trưng truyền thống. Vì vậy, chúng tôi phản hồi với bối cảnh văn hóa theo một số cách nhất định, nhưng điều này không nhất thiết phải thể hiện rõ ở diện mạo và chi tiết kiến ​​trúc trong các dự án của chúng tôi. Chúng tôi cố gắng để không giới hạn tiềm năng của mình. Dù sao, trong lịch sử, kiến ​​trúc địa phương ở đây rất chiết trung. Chúng tôi rất mong đợi thiết kế này.

Courtesy of Khmaladze Architects

VB: Bạn lấy cảm hứng từ đâu?

GK: Tôi có thể chỉ điểm cho bất kỳ nguồn cụ thể nào. Tất cả các dự án của tôi được phát triển rất trực quan. Vì vậy bất cứ điều gì đều có thể trở thành nguồn cảm hứng. Nhưng phải nói lại, công việc của chúng tôi luôn bắt đầu từ tính thực dụng và chi tiết cụ thể.

VB: Và nếu tôi yêu cầu bạn gọi tên một số tòa nhà được xây dựng trong 15 năm qua mà bạn nghĩ là đại diện nhất của kiến trúc đương đại ở Georgia, sẽ là những tòa nhà nào?

GK: Tôi thích công trình Laboratory of Architecture #3 bởi chi nhánh địa phương của chúng tôi và đặc biệt là Mediatheque của họ ở đây tại Tbilisi. Tôi thích các dự án trao lại một thứ gì đó cho công chúng và tòa nhà đặc biệt này rất sáng tạo và hào phóng. Tôi cũng sẽ gọi tên một dự án khác ở thủ đô, Fabrika Hostel của một studio bản địa khác – MUA. Cả hai dự án đều thu hút công chúng theo cách tôi nghĩ kiến trúc nên trở thành.

Chưa được phân loại

Leave a Reply